Nghị định 79 ban hành năm 2014 quy định ô tô dưới 9 chỗ ngồi phải lắp bình cứu hỏa, sau nhiều năm thực hiện, quy định trên chính thức được bãi bỏ theo Nghị định 136/2020 vừa được công bố vào ngày hôm qua, 27-11. Theo đó, xe ô tô từ 4- 9 chỗ ngồi không còn phải bắt buộc lắp bình cứu hỏa mini nữa.
Dù diện tích nhỏ nhưng theo quy định cũ ô tô vẫn phải lắp bị bình chữa cháy
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Các quy định về lắp bình chữa cháy trên xe ô tô trên 4 chỗ
Nghị định 79 ban hành nhằm mục đích giúp người dân có ý thức hơn trong việc phòng chống cháy nổ, chủ động hơn trong xử lý các tình huống cháy nổ liên quan tới ô tô.
“Theo Nghị định 79 thì xe 4 – 9 chỗ được yêu cầu phải trang bị bình cứu hỏa loại dưới 4kg, hoặc bình bọt phòng cháy dưới 5 lít, hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4kg.”
Đầu năm 2016, sau nhiều lần dừng xe nhắc nhở, hướng dẫn quy định về trang bị bình cứu hỏa mà phần lớn lái xe đều chưa được trang bị bình chữa cháy theo như quy định.
Sau đó, lãnh đạo Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (quy định ở thông tư 57) nếu không chấp hành lắp bình phòng cháy chữa cháy thì xe sẽ không được đăng kiểm và phạt 300.000 – 500.000 đồng.
Quy định này đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Sau này, Bộ công an cũng chỉ đạo cảnh sát giao thông không được dừng xe kiểm tra bình chữa cháy Tuy nhiên, nghị định 136/2020 đã chính thức bãi bỏ quy định này.
Một số loại bình chữa cháy mini trên thị trường
2. Bỏ quy định phải lắp bình cứu hỏa trên xe trên 4 chỗ có hợp lý không?
Sau nhiều tranh cãi và phản hồi, Chính phủ đã ra quyết định bãi bỏ quy định về xe 4 tới 9 chỗ cần trang bị bình cứu hỏa mini. Cụ thể là:
Ngày 27/11/2020, Chính phủ chính thức công bố quy định về thi hành luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 10-1-2021, thay thế cho nghị định 79.
Một trong những điểm nổi bật của Nghị định 136 là chính thức bãi bỏ quy định xe 4- 9 chỗ phải trang bị bình chữa cháy, cụ thể:
“Xe 4 – 9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ theo điều kiện hoạt động kiểm định, vật tư; hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn PCCC.
Còn xe trên 9 chỗ ngồi vẫn phải trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của bộ Công an hiện hành.”
Khi Nghị định 136 đưa ra đã có rất nhiều ý kiến đồng tình với quy định mới này.
Lắp bình chữa cháy trong ô tô khá tốn diện tích
Vài năm trước đây khi nghị định 79 ban hành, một số bình cứu hỏa mini để trong xe xảy ra sự cố nổ do đặc thù khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều lái xe vẫn phải lắp bình chữa cháy mini để cho “đúng luật”.
Nhiều người cho rằng, nếu cứ tiếp tục quy định cũ thì sẽ lại phải đưa ra quy định về chất lượng của bình chữa cháy.
Cục đăng kiểm Việt Nam cũng đã từng khuyến cáo lái xe rằng nên rời xa xe khi xảy ra sự cố cháy nổ chứ không phải tìm cách lấy bình cứu hỏa dưới ghế hay trong cốp xe.
Ngoài ra, nhiều hãng xe không thiết kế nơi để bình cứu hỏa hoặc trong các xe con không thể bố trí nơi để bình cứu hỏa ở nơi dễ lấy, thuận tay.
Nếu cố tình bố trí có thể dẫn tới ảnh hưởng tới quá trình lái xe của tài xế, điều này có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.
Nhiều người còn khẳng định, bình chữa cháy trên xe ô tô cá nhân dưới 9 chỗ là “lợi bất cập hại”.
Quy định 136 ra đời bãi bỏ việc bắt buộc trang bị bình chữa cháy cho ô tô con 4- 9 chỗ là rất hợp lý, giúp hạn chế phiền hà, lãng phí cho chủ xe ô tô,hơn nữa là loại bỏ nguy hiểm có thể xảy ra cho xe.
Nguồn: Internet