MỤC LỤC BÀI VIẾT
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ (In house Accountant) – hay kế toán quản trị là vị trí nhân sự thực hiện kiểm soát, lưu trữ, kiểm tra, thống kê các phát sinh thực tế trong doanh nghiệp. Đó có thể là từ các phát sinh không có đến có chứng từ, hóa đơn để qua đó xác định được lợi nhuận hoặc thua lỗ của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ giữ vai trò then chốt trong việc hỗ trợ quản lý sổ sách, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Cụ thể:
- Bảo đảm những hoạt động kế toán và tài chính của doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm những giao dịch tài chính được ghi nhận đầy đủ, chính xác để cung cấp thông tin tài chính cho các bộ phận liên quan một cách đúng đắn.
- Cung cấp thông tin tài chính để hỗ trợ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, chính xác.
- Theo dõi hoạt động, kiểm tra, phân tích những dữ liệu tài chính và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro cho công ty.
- Phân tích chi phí và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu, tiết kiệm ngân sách, hạn chế thiếu hụt giúp quản lý hiệu quả.
Mô tả công việc kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, ở từng vị trí sẽ có những yêu cầu mô tả công việc khác nhau, bạn có thể xem dưới đây
Công việc chung của kế toán nội bộ
Công việc của kế toán nội bộ ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nhưng nhìn chung, các công việc của kế toán nội bộ xoay quanh việc ghi chép những hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Quản lý những tài khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xử lý những giao dịch tài chính của doanh nghiệp.
- Lập hóa đơn, chứng từ và kiểm tra, luân chuyển theo đúng quy trình của doanh nghiệp.
- Hạch toán tất cả các nghiệp vụ chứng từ kế toán phát sinh.
- Quản lý, lưu trữ và sắp xếp chứng từ nội bộ an toàn, khoa học..
- Phối hợp với các kế toán nội bộ khác và bộ phận khác để thực hiện công việc.
- Làm những báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của quản lý.
- Thống kê, phân tích dựa trên những số liệu thực tế về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của kế toán nội bộ phân theo vị trí
Kế toán nội bộ được phân chia thành khá nhiều loại tùy thuộc vào chức năng của từng bộ phận, doanh nghiệp riêng biệt. Bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc kế toán nội bộ rút gọn dưới đây theo từng vị trí cụ thể.
Vị trí | Mô tả công việc chính |
Kế toán kho | Quản lý tình hình xuất – nhập hàng để:
|
Kế toán thu chi |
|
Kế toán thanh toán |
|
Kế toán tiền lương |
|
Kế toán bán hàng |
|
Kế toán tổng hợp |
|
Kế toán công nợ |
|
Kế toán ngân hàng |
|
Kế toán trưởng |
|
Mức lương của kế toán nội bộ
Theo thống kê từ Vietnam Salary, mức lương của kế toán nội bộ như sau:
- Mức lương trung bình: 7.2 triệu đồng/tháng;
- Mức lương thấp nhất: 3 triệu đồng/tháng;
- Mức lương trung bình thấp (lương bậc thấp): 6.1 triệu đồng/tháng;
- Mức lương trung bình cao (lương bậc cao): 8.3 triệu đồng/tháng;
- Mức lương cao nhất: 20 triệu đồng/tháng.
Những yêu cầu đối với kế toán nội bộ
Nếu muốn trở thành kế toán nội bộ, bạn cần đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sau:
Yêu cầu về kiến thức
Kế toán nội bộ cần có kiến thức thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, tin học văn phòng, ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán. Cụ thể như sau:
- Chuyên môn về nghiệp vụ kế toán: Kế toán nội bộ phải tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán hoặc có chứng chỉ Kế toán. Đồng thời, kế toán nội bộ cần nắm vững kiến thức về tài chính kế toán như khái niệm kế toán cơ bản, quy trình, quy định, phương pháp phân tích tài chính, kiểm tra và lưu trữ số liệu, hạch toán chứng từ v.vv.. Bên cạnh đó, kế toán nội bộ cũng cần có kiến thức về luật, thuế.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán: Kế toán nội bộ cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng các tính năng của phần mềm kế toán như cách nhập liệu, phân tích dữ liệu, xử lý các giao dịch tài chính, lập báo cáo tài chính v.vv.. Đồng thời, kế toán nội bộ cần nắm được cách hoạt động của phần mềm kế toán để sử dụng hiệu quả, đảm bảo thông tin tài chính chính xác.
- Tin học văn phòng: Kế toán nội bộ cần biết sử dụng các công cụ văn phòng như Microsoft Excel, Word, PowerPoint để xử lý tài liệu và lập báo cáo. Việc thành thạo tin học văn phòng sẽ giúp kế toán tăng năng suất và tiết kiệm thời gian hơn
- Ngoại ngữ: Kế toán doanh nghiệp cần có khả năng đọc hiểu, sử dụng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung v.vv…Kiến thức ngoại ngữ sẽ giúp kế toán nội bộ dễ dàng tiếp cận được nguồn kiến thức mới và có thể giao tiếp với đối tác nước ngoài, hiểu, xử lý các thông tin tài chính được báo cáo bằng ngôn ngữ khác.
Yêu cầu về kỹ năng
Ngoài kiến thức, kế toán nội bộ còn cần có các kỹ năng sau:
- Kỹ năng lập kế hoạch làm việc: Kế toán nội bộ cần lập kế hoạch công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để làm căn cứ hoàn thành công việc đúng thời gian và chất lượng. Kỹ năng lập kế hoạch công việc sẽ giúp kế toán nội bộ làm việc có tổ chức, khoa học và hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn dựa trên thông tin tài chính và phân tích chi phí.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kế toán nội bộ cần biết cách sử dụng thời gian hiệu quả, ưu tiên, phân bổ cho từng công việc hợp lý để không bị quá tải, trì hoãn, đảm bảo hoàn thành đúng hạn.
- Kỹ năng thích ứng: Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. Vì thế, kế toán nội bộ cần có khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường, quy trình làm việc, yêu cầu của khách hàng, đối tác kinh doanh. Ngoài ra, kế toán nội bộ phải có khả năng thích ứng với công nghệ, phần mềm kế toán mới để làm việc hiệu quả hơn.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Kế toán nội bộ biết cách giao tiếp khéo léo, lịch sự và ứng xử phù hợp trong mọi tình huống để có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. Đồng thời, giao tiếp tốt cũng giúp kế toán nội bộ có thể phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận liên quan để cùng giải quyết tốt công việc.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin, lắng nghe, thuyết phục: Kế toán nội bộ phải có khả năng truyền đạt thông tin tài chính chính xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, kế toán cần có kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, thuyết phục, thương lượng để giải quyết các vấn đề liên quan trong doanh nghiệp.
- Tính toán nhạy bén: Kế toán nội bộ phải nhanh nhạy nắm bắt các con số để kịp thời báo cáo cấp trên. Đồng thời, việc tính toán nhanh với độ chính xác cao sẽ giúp kế toán tránh được những rủi ro.
- Trung thực và bảo mật thông tin: Kế toán nội bộ cần ghi chép thông tin cẩn thận, chính xác, đúng với số liệu thực tế và bảo mật trong suốt quá trình làm việc. Nếu thông tin rò rỉ, kế toán nội bộ sẽ bị khiển trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật (nếu cần).
7 thách thức khi làm kế toán nội bộ
Khi làm kế toán nội bộ, bạn sẽ phải đối mặt với 7 thách thức sau:
- Không đủ thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
- Phụ thuộc vào các bên liên quan như quản lý, nhân viên, nhà cung cấp khi thu thập thông tin.
- Phải điều chỉnh chính sách để đáp ứng yêu cầu của các quy định pháp luật mới.
- Phải thích nghi với các thay đổi liên quan đến công ty như sáp nhập, mở rộng.
- Phải thực hiện những nhiệm vụ kế toán phức tạp.
- Phải theo dõi sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Sự khác biệt trong kỹ năng và kinh nghiệm dẫn đến sự khác biệt trong phương pháp, chất lượng công việc.