1.Tính toán chi phí mở trung tâm chăm sóc xe hơi
Tài chính là vấn đề cốt lõi khi kinh doanh bất cứ loại hình dịch vụ nào. Chủ đầu tư cần xác định rõ phần chi phí đầu tư, xây dựng để từ đó cân đối nguồn vốn và các khoản vay nếu cần thiết. Như vậy mới đảm bảo duy trì ổn định hoạt động của trung tâm dịch vụ và hạn chế rủi ro về tài chính xảy ra sau khi đã đi vào vận hành.
2. Mặt bằng kinh doanh
Việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp để mở trung tâm chăm sóc xe khá tốn thời gian. Theo đó, diện tích mặt bằng rộng lớn sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng bố trí không gian cho khu dịch vụ và khu chức năng. Tuy nhiên, khi đầu tư nên cân nhắc đến mô hình kinh doanh là lớn hay nhỏ để đưa ra quyết định lựa chọn mặt bằng hợp lý. Công suất phục vụ, số lượng nhân viên, dịch vụ đi kèm,… là những yếu tố mà chủ tiệm cần lưu tâm.
3. Thiết kế cơ sở hạ tầng
Nếu không có kinh nghiệm về bố trí mặt bằng, chủ garage nên tìm đến các chuyên gia, người có kinh nghiệm hoặc đặt dịch vụ trọn gói từ những đơn vị uy tín. Bởi việc thiết kế cơ sở hạ tầng cần đáp ứng theo những tiêu chuẩn nhất định. Nếu có sai sót sẽ dẫn đến nhiều rắc rối khó giải quyết về sau. Chủ đầu tư vừa tốn thời gian, công sức lại vừa mất thêm chi phí để chỉnh sửa lại hoặc có thể phải xây dựng lại từ đầu.
4. Tìm kiếm đơn vị cung cấp trang thiết bị chăm sóc xe
Cùng với việc xây dựng mặt bằng, khách hàng nên tìm kiếm đơn vị cung cấp trang thiết bị chăm sóc xe uy tín. Chủ đầu tư không nên quá để tâm đến giá cả mà nên ưu tiên về chính sách bảo hành, dịch vụ hậu mãi. Đây là đối tác sẽ gắn bó lâu dài với trung tâm suốt quá trình hoạt động nên việc hỗ trợ tốt quan trọng hơn nhiều so với việc tiết kiệm được vài triệu đồng lúc đầu.
5. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Việc thu hút và giữ chân khách hàng phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn cũng như thái độ chuyên nghiệp của nhân viên. Tuyển dụng nhân sự khi mở trung tâm chăm sóc xe hơi có hai hình thức cơ bản: nhân sự có tay nghề và nhân sự mới cần đào tạo từ đầu. Nếu chủ trung tâm là người có kinh nghiệm thực chiến, tay nghề cao có thể trực tiếp truyền nghề lại cho nhân viên mới, hoặc chủ tiệm có thể đưa nhân viên đến các đơn vị đào tạo để học việc.
6. Thiết kế và lắp đặt bảng hiệu
Việc thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu và lắp đặt bảng hiệu cũng là yếu tố giúp trung tâm thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng. Nếu không có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp thì dù dịch vụ trung tâm có tốt đến đâu cũng khó tạo được dấu ấn để tìm kiếm khách hàng mới.
7. Chuẩn bị kế hoạch Marketing
Khi tiến độ mở trung tâm đã hoàn thành được khoảng 80%, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị cho các kế hoạch truyền thông. Hình thức phổ biến là tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá trong những ngày đầu khai trương để thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, để giữ chân khách cũ, các chính sách hậu mãi hấp dẫn cũng cần được triển khai.
8. Tiến hành chạy thử
Nhiều trung tâm bỏ qua bước chạy thử mà khai trương và đi vào hoạt động luôn dẫn đến nhiều sự cố không lường trước. Chủ trung tâm nên cho hệ thống hoạt động thử để đảm bảo thiết bị, máy móc không có trục trặc nào. Một số sự cố thường xảy ra như máy rửa xe bị cháy, nguồn điện bị quá tải, cầu nâng không hoạt động,… sẽ khiến ngày khai trương không được trọn vẹn. Việc chạy thử từ 5-7 ngày trước đó giúp chủ tiệm kịp thời phát hiện sự cố để có sự điều chỉnh hợp lý.
9.Khai trương và đi vào hoạt động
Thành quả sau thời gian dài lên kế hoạch và xây dựng là ngày khai trương trung tâm và đi vào hoạt động. Lúc này, mọi thứ sẽ đi vào vận hành chính thức và bắt đầu có doanh thu.
Việc mở trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp đòi hỏi một quá trình chuẩn bị bài bản và kỹ lưỡng. Hơn nữa, trên đây chỉ là sự khởi đầu, chủ đầu tư vẫn cần có kế hoạch dài hạn để đối mặt với các khó khăn phát sinh trong quá trình vận hành.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của Đức Bảo Auto, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
– Tổng đài tư vấn: 0868158386 – Mr. Bảo